Lịch sử Ngũ_Hiệp,_huyện_Cai_Lậy

Ban đầu, cù lao Ngũ Hiệp được gọi là cù lao Năm Thôn do có 5 thôn là An Thủy Đông, An Thủy Tây, Long Phú, Hòa An, Tân Sơn. Ngoài ra còn mang tên cù lao Trà Tân, cũng có sách ghi là cù lao Kiến Lợi, là tên một tổng bao trùm gần hết diện tích phía nam huyện Cai Lậy ngày nay.[5] Một tên khác là cù lao Trà Luật.[8]

Năm 1864 trên cù lao chỉ còn 6 hộ gia đình. Sau đó, có một sĩ quan người Pháp tên là Taillefer đã đến chiếm 300 ha đất trên cù lao, tuyên bố lập thành vương quốc. Vị sĩ quan này đã cho xây một nhà máy xay xát, mang các cây giống mía đường, dâu tây, vani lên cù lao để trồng. Năm 1871, Taillefer sạt nghiệp nên đã bán đất cù lao lại cho đốc phủ Trần Bá Lộc. Con trai ông là Trần Bá Thọ sạt nghiệp, tự tử vào năm 1909 nên cù lao được bán cho Đốc phủ Mầu.[5]

Cho đến năm 1970, cù lao trồng đủ loại cây khác nhau. Năm 1970, ông Hai Tôn mang sầu riêng từ Tam Bình lên cù lao trồng, là khởi đầu lan dần cây sầu riêng ra khắp cù lao trở thành cây trồng chủ yếu như hiện nay. Trong khoảng thời gian 1970 đến 1985 vẫn chưa định hình cây trồng chủ yếu, Thường vụ huyện ủy Cai Lậy là Tám Hưng chọn lựa chính sách trồng hồ tiêu cho cù lao Ngũ Hiệp nhưng cuối cùng không hiệu quả.[5]

Di tích

Đình Hòa An tại ấp Hòa An, có từ thế kỷ 19 là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngũ_Hiệp,_huyện_Cai_Lậy http://www.giaoxugiaohovietnam.com/MyTho/01-Giao-P... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://baoapbac.vn/kinh-te/201504/ve-tham-vuong-qu... http://baoapbac.vn/xa-hoi/202009/tien-giang-cu-lao... http://www.htv.com.vn/tien-giang-nha-vuon-thue-sa-... http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20(31... http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?... http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/cu-lao-ngu-h... http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/huyen-cai-la... http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/sau-rieng-ng...